VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Tin mới nhất

Radio

Spotlight


(VOH)-Thưa quý vị! Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi tìm đến nhà thăm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu-biệt danh Tư Cang-Đại tá tình báo nhân dân để nghe ông kể về cuộc đời làm tình báo của mình. Ông mượn những vần thơ trong bài thơ :” Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu để nói về mình:
 “…Ôi hai tiếng đồng bào, Tổ quốc
Đến hôm nay mới thuộc về ta
Trăm năm mất nước mất nhà
Hôm nay mới cất lời ca tiếng cười
Ta đã đứng nên người độc lập
Cao bằng người, nào thấp thua ai?
Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm, tay bút, dựng xây nước mình.Ba mươi năm đời ta có Đảng…”
Với ông, tình báo là tai mắt của Đảng. Làm tình báo là phải chấp nhận hy sinh. Luôn tuân thủ nguyên tắt cao nhất là bí mật và ngăn cách. Ghi trong lòng 4 chữ:”Coi như chết rồi” nên không hề sợ, không hề chùng bước. 
Suốt thời gian dài tham gia hoạt động cách mạng, chiến thắng ngày 30/4 lịch sử, bên cạnh niềm vui, niềm hạnh phúc khi nước nhà độc lập thì với ông còn là niềm hạnh phúc riêng khi được gặp lại vợ con sau gần 30 năm xa cách. 
Nhân dịp này, ông giử lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ hôm nay rằng:”Thanh niên phải tiếp bước truyền thống của thế hệ cha chú ngày trước, phải ra sức học tập, phải làm chủ khoa học kỹ thuật để xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang  Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) quê ở Bà Rịa, Vũng Tàu, năm nay đã 96 tuổi. Tham gia kháng chiến từ năm 1947 cho đến sau ngày hòa bình, ông đã kinh qua nhiều vị trí công tác, trong đó nổi bật nhất là cụm trưởng Cụm tình báo H63 với nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn. Sau hòa bình, ông đã viết nhiều tập sách kể về đồng đội mình: Tình báo kể chuyện, Sài Gòn Mậu Thân 1968, Trái tim người lính, Hoàng hôn trên chiến trường, Bến Dược vùng đất lửa, Nước mắt ngày gặp mặt...

V:Mỹ Trang

(VOH)-Thưa quý vị! Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi tìm đến nhà thăm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu-biệt danh Tư Cang-Đại tá tình báo nhân dân để nghe ông kể về cuộc đời làm tình báo của mình. Ông mượn những vần thơ trong bài thơ :” Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu để nói về mình: “…Ôi hai tiếng đồng bào, Tổ quốc Đến hôm nay mới thuộc về ta Trăm năm mất nước mất nhà Hôm nay mới cất lời ca tiếng cười Ta đã đứng nên người độc lập Cao bằng người, nào thấp thua ai? Tay ta, tay búa, tay cày Tay gươm, tay bút, dựng xây nước mình.Ba mươi năm đời ta có Đảng…” Với ông, tình báo là tai mắt của Đảng. Làm tình báo là phải chấp nhận hy sinh. Luôn tuân thủ nguyên tắt cao nhất là bí mật và ngăn cách. Ghi trong lòng 4 chữ:”Coi như chết rồi” nên không hề sợ, không hề chùng bước. Suốt thời gian dài tham gia hoạt động cách mạng, chiến thắng ngày 30/4 lịch sử, bên cạnh niềm vui, niềm hạnh phúc khi nước nhà độc lập thì với ông còn là niềm hạnh phúc riêng khi được gặp lại vợ con sau gần 30 năm xa cách. Nhân dịp này, ông giử lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ hôm nay rằng:”Thanh niên phải tiếp bước truyền thống của thế hệ cha chú ngày trước, phải ra sức học tập, phải làm chủ khoa học kỹ thuật để xây dựng và bảo vệ đất nước”. Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) quê ở Bà Rịa, Vũng Tàu, năm nay đã 96 tuổi. Tham gia kháng chiến từ năm 1947 cho đến sau ngày hòa bình, ông đã kinh qua nhiều vị trí công tác, trong đó nổi bật nhất là cụm trưởng Cụm tình báo H63 với nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn. Sau hòa bình, ông đã viết nhiều tập sách kể về đồng đội mình: Tình báo kể chuyện, Sài Gòn Mậu Thân 1968, Trái tim người lính, Hoàng hôn trên chiến trường, Bến Dược vùng đất lửa, Nước mắt ngày gặp mặt... V:Mỹ Trang

Kiến thức

Podcast

Tin tức xem nhiều